Bố mẹ đã bao giờ chú ý đến cách con chơi chưa?

Đây là lý thuyết lần đầu tiên được đề xuất bởi nhà xã hội học người Mỹ Mildred Parten và nó phác thảo các giai đoạn vui chơi của một đứa trẻ trong 5 năm đầu đời.

1. Chơi không có người (0 – 3 tháng)

Việc chơi đùa của con có thể thấy từ những tháng đầu đời. Nó được Parten định nghĩa là các hoạt động giác quan thiếu trọng tâm hoặc thiếu tường thuật.

Giai đoạn này bé không có bất kỳ tương tác xã hội nào, ví dụ như trẻ nhặt và lắc một đồ vật trước khi ném nó đi. Mặc dù điều này có vẻ vô nghĩa nhưng giai đoạn này sẽ giúp con chúng ta phát triển các kỹ năng vận động quan trọng và nhận thức sâu sắc.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

2. Chơi một mình (3 tháng – 2 năm rưỡi)

Theo Parten, giai đoạn tiếp theo trong vui chơi của con là chơi một mình. Chơi một mình có lối chơi tập trung và kéo dài hơn so với chơi không có người, nhưng trẻ sẽ ít quan tâm đến những đứa trẻ khác mà chỉ tập trung vào việc chơi của mình. Hai bé cùng chơi đồ chơi nhưng không tỏ ra hứng thú với nhau sẽ là một ví dụ thuộc trường hợp này.

3. Quan sát bạn chơi (2 năm rưỡi – 3 năm rưỡi)

Quan sát bạn chơi là dấu hiệu đầu tiên cho thấy con quan tâm đến hành vi của những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, thay vì tham gia vào chơi cùng, trong giai đoạn này, trẻ thường chỉ quan sát, ở gần để nghe, xem bạn chơi. Bé không tham gia chơi cùng thường là bởi nhút nhát, sợ hãi hoặc đơn giản là không quan tâm.

4. Chơi song song (3 năm rưỡi – 4 năm)

Tiếp theo là chơi song song. Nó liên quan đến việc trẻ chơi gần nhau nhưng không cùng nhau. Các con sẽ có xu hướng chia sẻ “tài nguyên” và quan sát lẫn nhau từ xa. Tuy nhiên, con sẽ không chia sẻ cách chơi hoặc có trọng tâm riêng trong khi chơi.

5. Chơi kết hợp (4 – 4 năm rưỡi)

Giai đoạn chơi kết hợp bắt đầu khi trẻ “thừa nhận” lẫn nhau bằng cách “làm việc” cùng nhau, nhưng không nhất thiết phải cùng nhau. Chơi kết hợp khác với chơi song song vì trẻ bắt đầu chia sẻ, thừa nhận, sao chép và làm việc với nhau.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Tuy nhiên, ở giai đoạn này, trẻ không có sự gắn kết với nhau. Mặc dù vậy, các con vẫn trò chuyện và đặt câu hỏi về việc bạn đang làm gì.

6. Chơi hợp tác (4 tuổi rưỡi trở lên)

Đây là thời điểm trẻ đã hoàn toàn hòa nhập vào các hoạt động vui chơi xã hội.

Trong giai đoạn này, bố mẹ có thể thấy trẻ chơi và chia sẻ với nhau. Các con sẽ có cùng mục tiêu, phân công vai trò cho nhau và hợp tác để đạt được mục tiêu chơi đã đặt ra.

Tuy nhiên, các kỹ năng xã hội của trẻ vẫn đang phát triển trong giai đoạn này nên trẻ có thể vẫn cần được hỗ trợ!

Nếu bố mẹ đang đọc bài viết này và lo lắng con mình đang có hành động không phù hợp với lứa tuổi của mình thì đừng hoảng sợ! Đây chỉ là lý thuyết của TS. Mildred Parten được “xuất bản” vào năm 1929, và thế giới đã thay đổi rất nhiều trong 94 năm qua nên nó không hoàn toàn chính xác.