1 - Thời gian
Dành nhiều thời gian bên con giúp bạn đáp ứng đúng nhu cầu của trẻ và hiểu rõ hơn về con. Dù bận rộn, bạn có thể dành chút thời gian với con trong các hoạt động hàng ngày như:
+ Nấu ăn cùng con
+ Đi bộ cùng con thay vì lái xe khi có thể
+ Đọc sách cùng con
+ Cho con giúp đỡ việc nhà
+ Chọn một sở thích để làm cùng con
+ Chơi cùng con
2 - An toàn
Trẻ cần cảm giác an toàn, yên bình và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ bản của mình. Phát triển não bộ ở giai đoạn ba năm đầu tiên là quan trọng nhất, và nếu những nhu cầu cơ bản không được đáp ứng, có thể gây ra hậu quả khó lường. Đặc biệt, nếu lạm dụng chất kích thích và đói nghèo có thể làm thay đổi cấu trúc não của trẻ.
3 - Chạm
Vỗ về, chạm vào con lúc con ngủ giúp con sâu giấc hơn và hỗ trợ sự phát triển não bộ của con. Một nghiên cứu về 500 em bé từ lúc mới sinh đến năm 30 tuổi cho thấy, những em bé mà được chạm, yêu thương, quan tâm đúng cách thì ít bị lo lắng, căng thẳng và thù địch hơn khi trưởng thành.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
4 - Hỗ trợ cảm xúc
Trẻ cần sự hỗ trợ cảm xúc vì con chưa có kỹ năng tự quản lý cảm xúc của mình. Một cách bạn có thể làm điều này là mô phỏng nó cho con. Khi bạn cảm thấy căng thẳng, buồn chán hoặc tức giận, gọi tên cảm xúc đó và chỉ cho con cách xử lý một cách tích cực.
5 - Giáo dục
Giáo dục tốt chính là bệ phóng cho trẻ. Nó giúp con phát triển kỹ năng tư duy và logic. Một sự giáo dục tốt cũng tạo ra cơ hội việc làm tốt hơn và tiềm năng thu nhập cao hơn. Cấp độ giáo dục cao cũng liên quan đến cuộc sống tích cực và lành mạnh hơn.
6 - Sự cố định
Thói quen giúp trẻ phát triển tốt hơn. Một lịch trình nhất quán mang lại nhiều lợi ích, từ phát triển não bộ đến quản lý thời gian và hình thành thói quen lành mạnh.
7 - Chăm sóc sức khỏe
Tất cả trẻ em cần có quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe một cách chất lượng. Không được chăm sóc sức khỏe tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý. Chăm sóc sức khỏe tốt sẽ tác động tốt đến sức khỏe tinh thần, đạt được một phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện khi trở thành người lớn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
8 - Hình mẫu tốt
Con cái là tấm gương phản chiếu của bố mẹ. Con nhìn và học theo cách con nên hành xử ở trường, trong các tình huống xã hội và trong cuộc sống. Con bắt chước hành vi, bề ngoài và thói quen của những người gần gũi với mình. Hình mẫu có thể tích cực hoặc tiêu cực. Dưới đây là một số cách khuyến khích con học theo những hình mẫu tích cực:
+ Khuyến khích con tham gia các hoạt động phản ánh giá trị của gia đình bạn
+ Trò chuyện với con về các đặc điểm tích cực của hình mẫu
+ Cho con biết rằng họ có thể “sao chép” một số hành vi của hình mẫu nhưng không phải tất cả
+ Nhắc nhở con rằng mọi người đều có những quyết định đúng và sai và quan trọng là học từ những sai lầm
9 - Tự tin
Giúp trẻ phát triển sự tự tin sẽ giúp con mạnh dạn hơn khi thử nghiệm những điều mới. Con có thể đối mặt với những sai lầm và thử lại khi mọi thứ không suôn sẻ. Hỗ trợ phát triển sự tự tin cho con bằng cách:
+ Dạy cho con cách thực hiện các hoạt động
+ Khen ngợi nỗ lực chứ không chỉ khen kết quả
+ Không trách mắng mà tập trung vào những điểm mạnh của con
+ Dạy con giúp đỡ người khác
+ Mô phỏng những hành vi bạn muốn thấy từ con
10 - Chơi
Trò chơi là quan trọng đối với sự phát triển tinh thần, xã hội, thể chất và tư duy của trẻ. Qua trò chơi, trẻ có thể tạo ra thế giới mà con có thể kiểm soát và chinh phục. Con có thể thử nghiệm vai trò người lớn và học cách hợp tác, giúp trẻ phát triển sự tự tin và sự kiên nhẫn. Bằng cách chơi cùng nhau, con học cách làm việc nhóm, chia sẻ, đàm phán và tự bảo vệ.